Máy lọc không khí ngày càng trở nên phổ biến khi bầu không khí tại các thành phố lớn tại Việt Nam đang ô nhiễm khá nặng. Một trong những yếu tố được người dùng máy lọc không khí nhất đó chính là bộ phận màng lọc. Bởi chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả mà mỗi sản phẩm máy lọc không khí đem lại.
Hãy cùng khisach.com đi tìm hiểu xem có những loại màng lọc không khí nào hiện có trên thị trường và thời gian thay thế của chúng nhé!
Cấu tạo của màng lọc không khí
Màng lọc của máy lọc không khí thường có 3 bộ phần chính bao gồm:
- Màng lọc thô: Thường được chế tạo từ nhựa, kim loại hoặc thủy tinh.
- Màng lọc trung gian: Thường là các màng lọc phấn hoa, màng lọc than hoạt tính hoặc màng lọc Titan.
- Màng lọc tinh: Là màng lọc Hepa.

Những bộ phận của màng lọc không khí
Chức năng của từng bộ phận màng lọc và thời gian thay thế của chúng
Màng lọc thô
Đối với bộ phận này có nhiệm vụ xử lý những loại bụi có kích thước lớn và được lắp đặt tiên phong trong hệ thống màng lọc của máy lọc không khí. Bên cạnh bụi lớn, màng lọc thô cũng có tác dụng giữ lại những sợi bông, tóc, sợi vải,…

Màng lọc thô thường có tuổi thọ suốt đời và không phải thay thế.
Màng lọc bằng than hoạt tính
Đối với lớp màng lọc này được cấu tạo từ than hoạt tính. Nhiệm vụ chính của màng lọc than hoạt tính chính là khử mùi (mùi hôi, khói thuốc lá,…). Ngoài ra, màng lọc có thể khử chất độc giữ cho không gian đang sử dụng máy lọc không khí luôn luôn sạch sẽ và thoáng mát, không có mùi khó chịu.
Tuỳ thuộc vào loại màng lọc của các hãng và mức độ ô nhiễm mà có tuổi thọ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường loại màng lọc này có tuổi thọ từ 2-3 năm.
Màng lọc phấn hoa
Với lớp màng lọc này thường được trang bị ở một số model cao cấp. Màng lọc phấn hoa có tác dụng giữ lại các hạt phấn hoa, lông thú hay những tác nhân gây dị ứng dễ gặp. Nếu gia đình bạn có người bị dị ứng phấn hoa hay lông thú thì nên sắm cho mình ngay một chiếc máy lọc không khí nhé!
Tuổi thọ của màng lọc phấn hoa sẽ có từ 6 – 12 tháng tùy vào mức độ hoạt động.
Màng lọc Titan (TiO2)
Màng lọc này cũng có tác dụng khử mùi. Tuy nhiên, loại này không quá phổ biến trên thị trường như những màng lọc khác, chỉ có 1 số model được trang bị.
Màng lọc nước
Với những máy lọc không khí có chức năng tạo độ ẩm sẽ được trang bị thêm hệ thống màng lọc nước. Tác dụng của màng lọc nước là giữ lại chất bẩn trong nước (do nước được thêm từ ngoài vào) trước khi nước đi qua quạt để đảm bảo hơi nước phát ra ngoài phòng là sạch. Màng lọc nước thường được gắn ở ngay trước quạt hút hoặc ở khay chứa nước.

Màng lọc nước thường có tuổi thọ khoảng 2 năm tuổi.
Màng lọc Hepa
Đây là bộ phận quan trọng nhất và quyết định chiếc máy lọc không khí đó có giá trị như thế nào. Vai trò của màng lọc Hepa là giữ lại các chất gây dị ứng, mùi khói thuốc, bụi mịn. Đặc biệt, màng lọc này có thể lọc được hạt bụi kích thước 0.3 micromet (tương đương khoảng 0,0025 lần đường kính của 1 sợi tóc, con số này nhỏ hơn rất nhiều bụi mịn PM2.5). Hiệu quả của màng lọc lên tới 99,97%.
Màng lọc Hepa đem đến phương pháp lọc hiệu quả đối với các hạt phóng xạ gây ô nhiễm. Tuy nhiên, màng lọc này không loại bỏ được khí gas hóa học trong không khí.
Tuổi thọ của loại màng lọc này từ 3-10 năm phụ thuộc vào hãng sản xuất cũng như mức độ ô nhiễm.
Đọc thêm:
>> Bật mí cách sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ hiệu quả
>> TOP 3 thương hiệu máy lọc không khí nào tốt nhất năm 2021
>> Giải mã 6 công dụng có “1-0-2” của máy lọc không khí với sức khỏe con người
Hướng dẫn vệ sinh máy lọc không khí
Việc vệ sinh máy lọc không khí là việc vô cùng thiết yếu. Điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn phát huy được hết công dụng và loại bỏ những bụi bẩn có hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh vỏ máy: Lưu ý hãy sử dụng khăn mềm để lau kỹ phần vỏ máy. Cần chú trọng lau kỹ phần không khí đi vào và vùng cánh quạt mà không khí đi ra;
- Tháo mặt nạ trước của máy để vệ sinh. Cẩn thận gỡ các màng lọc không khí ra tiếp đó vệ sinh màng lọc bằng máy hút bụi, cọ lông và nước tùy thuộc màng lọc;
- Sau khi vệ sinh xong màng lọc mang ra phơi chỗ khô ráo từ 15-30p rồi tiến hành lắp lại vào máy. Sau khi lắp, tùy một số model sẽ cần Reset lại máy để máy bắt đầu cảm biến lại từ đầu để lập trình cho chế độ Auto (Một số máy có chế độ lập trình theo mức độ ô nhiễm của gia đình cũng như vòng lặp của sinh hoạt gia đình qua đó sẽ kích hoạt các chế độ lọc tùy vào từng thời điểm trong ngày);
- Vệ sinh cảm biến: Cũng như màng lọc, cảm biến của máy lọc không khí cũng cần được vệ sinh. Đối với cảm biến bụi của máy các bạn dùng tăm bông để vệ sinh khu vực cảm biến.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ thực sự hữu ích với bạn. Để được tư vấn thêm về sản phẩm máy lọc không khí tốt nhất hiện nay. Bạn hãy liên lạc tới số 0243.9024.999 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!